Loading...
Skip to main content

Lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ

(16/10/2018 10:22)

Chiều ngày11/5/2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ trong việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa

Tòa án nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ

  Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra mục tiêu “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”, đồng thời xác định nhiệm vụ “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp”. Việc đổi mới phiên tòa xét xử, trước mắt là tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm được coi là giải pháp đột phá, hữu hiệu để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự đào tạo, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi nâng cao về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án.

  Nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 28/12/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về "Công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2017", Chỉ thị số 01/2017/CT - CA ngày 16/01/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc "Triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017", đồng thời tạo sự thống nhất trong cách thức trong việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại và lao động.

  Chiều ngày11/5/2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ trong việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp. Tham dự lễ ký kết có lãnh đạo Ban nội chính Tỉnh ủy Phú Thọ, Văn phòng Tỉnh ủy Phú Thọ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Thẩm phán TAND tỉnh cùng các Chánh án TAND và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân các huyện, thành, thị.

image

Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ký kết quy chế phối hợp

Thay mặt cho 2 ngành, đồng chí Đoàn Minh Hương – Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh Phú Thọ trình bày dự thảo Quy chế phối hợp giữa TAND tỉnh và VKSND tỉnh Phú Thọ.  Bản quy chế này gồm 3 chương và 9 điều, quy định về đối tượng, phạm vi, mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc phối hợp, nội dung và hình thức phối hợp. Các điều khoản được xây dựng cụ thể để thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về tổ chức phiên tòa xét xử trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của 2 ngành.

Phát biểu tại buổi lễ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Ngô Tố Dụng nhấn mạnh việc ban hành quy chế phối hợp thể hiện sự thống nhất cao giữa hai cơ quan trong việc thể hiện trách nhiệm của hai cơ quan đối với vấn đề cải cách tư pháp và chính là đối với nhân dân. Với ý nghĩa nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác xét xử và kiểm sát hoạt động tư pháp, xác định rõ vị trí, quyền hạn cũng như trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh tạo chuyển biến về chất của đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên tại các phiên tòa. Từ đó, không ngừng nâng cao trình độ lý luận, xây dựng hình ảnh của Thẩm phán và Kiểm sát viên 2 cấp trong hoạt động xét xử, cũng nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 49 về cải cách tư pháp./.                                  

_Nắng Mới_


Lượt xem: 103
cdscv